Slogan

Truyền thông giáo dục sức khỏe

TAY CHÂN MIỆNG - DỊCH MÙA HÈ MẸ CẦN LƯU Ý
[ Cập nhật vào ngày (17/09/2022) ]


Biểu hiện của bệnh

Các biểu hiện của bệnh thường bắt đầu khi nhiễm vi rút từ 3 – 6 ngày (tức thời gian ủ bệnh từ 3 – 6 ngày). Biểu hiện sớm nhất của bệnh là khi bé bắt đầu có những triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ (khoảng 380C – 38,50C), đau họng, sổ mũi. Sau đó là đến giai đoạn toàn phát. Ở giai đoạn toàn phát các mụn nước bắt đầu xuất hiện ở các vị trí như niêm mạc miệng, bên trong má, lợi, mặt bên của lưỡi. Lúc này kích thước của mụn nước thường từ 2-3mm, nằm trên niêm mạc viêm đỏ, sau đó vỡ ra rất nhanh chóng khiến các bé đau rát vùng miệng, gây khó khăn cho việc ăn uống.

Tiếp theo, ở bàn tay, bàn chân hay thậm chí ở phần mông các bé sẽ mọc lên các mụn nước, bọng nước. Các bọng nước, mụn nước này không gây đau rát cho bé, chúng sẽ tự xẹp trong 7 – 10 ngày.

Các biểu hiện của bệnh tay – chân – miệng rất dễ phát hiện vì thế khi bé có một trong những biểu hiện như trên mẹ cần điều trị đúng cách và đưa bé đến bệnh viện để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Sốt là biểu hiện đầu tiên của bệnh

Biến chứng của bệnh

Bệnh tay – chân – miệng nếu không phát hiện, chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng bệnh gây ra có thể là viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp. Một số biểu hiện của biến chứng mẹ cần chú ý như: bé bị co giât, bứt rứt, yếu chi, nôn ói, sốt cao, hôn mê, mạch đập nhanh, sùi bọt hồng ở miệng… Đây đều là những biến chứng nguy hiểm, diễn biến nhanh, có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ, đặc biệt là biến chứng viêm màng não. Vì vậy, mẹ cần chú ý tới những biểu hiện sớm của bệnh, nếu phát hiện biểu hiện của biến chứng mẹ cần đưa bé đến bệnh viện trong 6 tiếng đầu kể từ khi phát hiện để cấp cứu cho bé kịp thời.

Điều trị bệnh

Khi phát hiện bé bị mắc bệnh tay – chân  – miệng, hãy đưa bé đến bệnh viện hoặc các trung tâm điều trị da liễu là điều cần thiết. Mẹ tuyệt đối không nên tự điều trị cho bé để phòng tránh điều trị không đúng cách, gây nên biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh tay – chân – miệng cho các bé. Vì vậy, mẹ cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ trong cách chăm sóc bé đúng cách. Nếu bé được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà thì việc mẹ cần làm khi điều trị cho bé mắc bệnh tay – chân – miệng là hạ sốt cho bé, bù nước cho bé nếu có sốt cao. Ngoài ra, mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé trong thời kì mắc bệnh, cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Mẹ cần vệ sinh thân thể, răng miệng cho bé sạch sẽ, tránh làm vỡ các bóng nước, tuyệt đối không cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng. Đối với các tổn thương ngoài da mẹ có thể bôi dung dịch sát khuẩn cho bé để tránh bội nhiễm.

Cách phòng bệnh

Hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh, để tránh cho bé mắc phải bệnh dịch này mẹ nên hạn chế cho bé tiếp xúc hay đến những nơi đang có dịch, mẹ cần rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh, thay tã, hay dọn dẹp các vật dụng có dính phân khi chăm sóc bé.Hơn nữa, khi phát hiện bé có các biểu hiện như loét miệng, tiết nhiều nước bọt mẹ nên cho bé nghỉ học tại nhà trẻ; hạn chế cho bé đến những nơi đông người, đông trẻ nhỏ để tránh tình trạng bệnh có thể lây lan trên diện rộng. Mẹ cũng nên giặt đồ của bé bằng dung dịch có chứa chlor vàmẹ đừng quên quan sát bé thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu của bệnh kịp thời.




Quản trị Theo  Bệnh viện đa khoa quận thốt Nốt