Slogan

Truyền nhiễm

Bệnh viêm não mô cầu có gây đau không?
[ Cập nhật vào ngày (05/08/2022) ]

Viêm não mô cầu đang có xu hướng gia tăng và gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn ...


1. Viêm não mô cầu là gì?

 

Viêm não mô cầu hay viêm màng não mô cầu là bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra. Neisseria meningitidis được chia thành 12 nhóm nhỏ dựa vào polysacarit dạng nang, trong đó các vi khuẩn nhóm A, B, C, W, X, Y là các nguyên nhân chính gây ra bệnh. Tại Việt Nam, viêm não mô cầu chủ yếu được gây ra bởi các nhóm vi khuẩn A, B và C.

Bệnh lý có thể xảy ra ở tất cả mọi người, tuy nhiên trẻ em dưới 5 tuổi và thanh niên dưới 25 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy vi khuẩn nhóm B là nguyên nhân dẫn đến 40% số ca bệnh viêm màng não mô cầu, trong đó khoảng 60% người bệnh là trẻ em và người lớn dưới 25 tuổi; vi khuẩn các nhóm C, Y, W chiếm tỷ lệ gây bệnh ít hơn nhưng thường gặp hơn ở người trưởng thành, với khoảng 65% người bệnh trên 25 tuổi.

Sự tồn tại của các nhóm vi khuẩn này trong cơ thể là ở họng, mũi. Chúng có thể thông qua niêm mạc đi vào cơ thể và gây bệnh. Bệnh lý lây truyền được qua không khí khi tiếp xúc gần người nhiễm bệnh. Một số đường truyền bệnh khác như ăn uống, nói chuyện, dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hạt nước bọt chứa vi khuẩn truyền từ người này qua người khác.

2. Triệu chứng viêm não mô cầu

 

Bệnh lý có nguồn lây nhiễm là người mang vi khuẩn và khoảng 25% người bệnh mang vi khuẩn nhưng không có triệu chứng lâm sàng điển hình và 50% người khỏe mạnh bình thường mang vi khuẩn não mô cầu. Vì vậy, viêm não mô cầu gây ra triệu chứng gì và người bệnh viêm não mô cầu có đau không là vấn đề được quan tâm nhiều.

Bệnh lý gây triệu chứng khác nhau theo từng độ tuổi như sau:

  • Đối với trẻ em: Sốt cao, quấy khóc, nôn mửa, bỏ bú, sợ ánh sáng và xuất hiện ban đỏ trên người, vết bầm lan rộng;
  • Đối với người lớn: Giai đoạn mới khởi phát người bệnh có triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, sợ ánh sáng, cứng cổ, đau đầu do viêm màng não mô cầu và cơ thể xuất hiện ban đỏ tập trung chủ yếu ở vùng hông, hai chi dưới, một số người bệnh có xuất huyết kết mạc. Giai đoạn bệnh lý diễn biến nặng, người bệnh có thể rơi vào tình trạng hôn mê, co giật, mất ý thức; xuất huyết ở da ngày càng đậm màu, trở nên tím sẫm hoặc hoại tử đen và lan to.

Bệnh lý bao gồm các thể lâm sàng như sau:

  • Viêm màng não tủy cấp có mủ;
  • Nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn não mô cầu (Meningococcemia);
  • Viêm khớp, viêm màng trong tim do vi khuẩn não mô cầu;
  • Ngoài ra, trong nhiều trường hợp người bệnh nhiễm vi khuẩn não mô cầu nhưng chỉ có sốt và/hoặc viêm mũi họng. Ở các địa phương lưu hành bệnh, số người bệnh bị nhiễm vi khuẩn mà không xuất hiện triệu chứng chiếm từ 5 – 10%. Thể nhiễm khuẩn không xuất hiện triệu chứng có tỷ lệ cao trong các vụ dịch và đây cũng chính là nguồn lây truyền dịch quan trọng ở cộng đồng.



Quản trị