Slogan

Truyền thông giáo dục sức khỏe

BỆNH BẠCH HẦU VÀ CÁCH PHÒNG CHỮA BỆNH BẠCH HẦU HIỆU QUẢ
[ Cập nhật vào ngày (06/08/2022) ]


Bệnh bạch hầu có thể lây truyền cao từ người mắc bệnh sang người khác thông qua đường hô hấp ( hắt hơi, ho) và tiếp xúc trực tiếp. Bệnh có thể gây nhiễm trùng mũi, họng dẫn tới tử vong.

 

 

Triệu chứng của bệnh bạch hầu

- Sốt nhẹ, đau đầu.

- Viêm họng giống như viêm amidan, dẫn tới khó thở.

- Đau họng dẫn tới chán ăn.

- Ho, giọng nói khàn, sổ mũi, hơi thở hôi.

- Da trở nên xạm đen, hay hồi hộp, lo lắng, đánh trống ngực.

- Sau khi thấy triệu trứng trên khoảng 2-3 ngày, ở trong họng, thanh quản, mũi xuất hiện màng giả có màu trắng ngà. Màng giả bạch hầu này dai, dính và khi bóc màng giả sẽ gây chảy máu. Khi đó, màng giả có thể có màu xám hoặc đen.

Bệnh nhân bạch hầu có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6 – 10 ngày. Triệu chứng của bệnh nặng không sốt cao nhưng có thể sưng cổ khiến đường thở.

Cách phòng bệnh bạch hầu

- Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh bạch hầu là thực hiện tiêm chủng vacxin phòng bệnh. Vắc xin DTP hay DTaP là loại vắc xin kết hợp phòng chống 3 loại bệnh là bạch hầu, ho gà, uốn ván. Vắc xin này được dùng cho trẻ từ 2,4 và 6 tháng tuổi.

- Cách ly với người mắc bệnh bạch hầu để tránh lây lan.

Bệnh bạch hầu gây nhiễm trùng mũi, họng có thể dẫn tới tử vong

Cách điều trị bệnh bạch hầu

- Bệnh bạch hầu cần được chữa trị càng sớm càng tốt, vì để lâu sẽ gây biến chứng làm tử vong. Điều trị phải toàn diện, trung hòa độc tố bạch hầu phối hợp với kháng sinh diệt khuẩn, phát hiện ngăn ngừa các biến chứng, chống bội nhiễm, chống tái phát và chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Khi bệnh nhân khó thở sẽ được bác sĩ  phẫu thuật để mở khí quản.

- Thực hiện nuôi cấy dịch họng để chẩn đoán bệnh. Bệnh nhân sẽ không còn khả năng lây lan sau 2 ngày điều trị kháng sinh thích hợp.

- Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng loại kháng sinh phù hợp theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

- Một khi độc tố của vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan của cơ thể như: phổi, tim, hệ thần kinh trung ương, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ của bác sĩ nhằm phục hồi chức năng hoạt động của các cơ quan trên.

- Đối với bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu tại các khu cách ly đặc biệt của bệnh viện, họ cũng sẽ được dùng thuốc theo sự chỉ định và giám sát của bác sĩ trong vòng từ nửa tháng cho tới một tháng.




Quản trị Theo  Bệnh viện đa khoa quận thốt Nốt